Gần đây, các vụ bạo lực học đường (BLHĐ) được học sinh quay thành clip và lên mạng không chỉ có học sinh nam mà còn xảy ra nhiều vụ học sinh nữ gây ra nhiều bức xúc và lo lắng cho nhiều bậc cha mẹ.
BLHĐ đã và đang trở thành mối quan tâm lo lắng của rất nhiều gia đình, nhà trường và là điều lo ngại của xã hội, nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo lực cũng chỉ vì lý do như học giỏi hơn bạn, nói xấu bạn hay bị cho là “nhìn đểu bạn”.
Có rất nhiều clip bạo lực trong chuyện nhịp sống học đường xảy ra mà thầy cô không hề hay biết cho đến khi các em bị đánh hội đồng phải nhập viện. Hậu quả nghiêm trọng còn có em bị đánh gãy xương, bị cắt tóc, lột đồ,…điều này đã gây sang chấn tâm lý và sức khỏe rất lớn cho các em khiến nhiều em không còn đủ tự tin dám đến trường học tiếp.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường của học sinh còn do hành vi lây lan của học sinh, khi chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì các em rất dễ có hành vi giống như bạn mình. Nhiều tình huống bạo lực tập thể là do các em đứng ra bảo vệ bạn mình nhưng không ý thức được là đang hành hung bạn.
Tình trạng bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục
Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu em trai và 4 triệu em gái trực tiếp liên quan đến bạo lực học đường và con số này đang ngày một tăng cao trên khắp cả nước ở tất cả những lớp học và cấp học khác nhau.
Một số giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường
Một là, đối với bản thân các em học sinh cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó. Tránh tham gia hay đua đòi theo những học sinh có cá tính mạnh, có những hành vi bạo lực. Tăng cường giao lưu, chơi cùng nhóm bạn đồng hành giúp đỡ nhau trong học tập và khi cần thiết sẽ có sự hỗ trợ từ các bạn. Tránh chơi theo phong trào phân biệt đối xử, nên tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gũi, tránh những hành vi bạo lực.
Để ngăn chặn bạo lực học đường học sinh nên tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống
Hai là, về phía gia đình cần quan tâm đến sự phát triển của con thông qua hành vi và thái độ sống. Thay vì nuông chiều con để con có cuộc sống vật chất đầy đủ thì cha mẹ nên cho con thích nghi với bạn đồng trang lứa, có những biện pháp răn đe và hướng học sinh – sinh viên đến việc hình thành nhân cách, sống đẹp, cư xử đẹp. Đây cũng là chia sẻ của một giảng viên Trường cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ về các biện pháp dạy con tránh bạo lực học đường.
Ba là, Nhà trường cần có những biện pháp quản lý và giáo dục học sinh, chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh để nhằm nhận diện sớm những biểu hiện bất thường nơi học sinh. Nhà trường cần chú trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, hoàn thiện đạo đức cho các em theo mỗi giai đoạn.
Bản thân giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần theo sát hành vi của các em học sinh trong lớp để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những học sinh thiếu tử tế, có biểu hiện của các hành vi bạo lực học đường.