Thể loại văn học dân gian không quá xa lạ trong bộ môn Văn học Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm, chức năng và phân loại chúng như thế nào. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm về thể loại văn học dân gian
Thể loại văn học dân gian gồm những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng từ phía một tập thể sáng tạo, để phục vụ trực tiếp những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng. Văn học dân gian còn được xem là nguồn sữa nuôi dưỡng biết bao nhiêu thế hệ trẻ lớn lên trong lời ru dân tộc và chiếc nôi tre Việt Nam.
Thể loại văn học dân gian vừa góp phần thể hiện tâm hồn lao động, cuộc sống bình dị của con người. Và đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho vườn hoa tình yêu luôn đua nở. Nhờ vào văn học giúp các bạn cảm nhận được rõ hơn về mức độ kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu, giúp cho cuộc sống chúng ta càng đa dạng hơn.
>>> Khái niệm thể loại kịch là gì? Lịch sử hình thành vở kịch phương Tây
Chức năng của văn học dân gian
Thể loại văn học dân gian ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và con người. Chúng ta cùng tìm hiểu về chức năng của chúng trong bài viết dưới đây nhé:
- Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được ví như kho tàng kiến thức về triết học, tôn giáo của nhân dân. Chúng luôn gìn giữ, lưu truyền về hệ thống tri thức xã hội, tự nhiên, kinh nghiệm, tâm linh, với cách ứng xử… Đây còn được xem là người thầy lớn mang đến bài học gần gũi, sinh động cho nhân loại, ý nghĩa sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.
- Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng về luân lí, đạo đức cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này có sự giao thoa, gần gũi với phương diện xã hội. Nếu chức năng nhận thức phản ánh được những hiện tượng xã hội khách quan thì chức năng giáo dục cho thấy sự ảnh hưởng, tác động, chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Nhiều tác phẩm thuộc thể loại hát nói, thể hiện ý nghĩa giáo dục trực tiếp được thể hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên phần lớn những sáng tác dân gian thể hiện những ý nghĩa giáo dục như giáo dục gián tiếp.
- Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là một nghệ thuật, chứa đựng vẻ đẹp giản dị, hồn hậu của nhân dân. Thể loại này chỉ phô diễn vẻ đẹp của mình trong môi trường nảy sinh và sinh tốt, có bản chất nguyên hợp, có nghĩa là thành phần nghệ thuật ngôn từ được kết nối từ thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo của môi trường diễn xướng.
- Về chức năng sinh hoạt: Văn học dân gian ra đời và trở thành bộ phận hữu cơ trong môi trường lao động, sinh hoạt của nhân dân. Thể loại này có gắn bó mật thiết trong cuộc sống mỗi người xuyên suốt “từ chiếc nôi ra tới nấm mồ”. Nhân dân có thói quen sinh hoạt và môi trường trở thành điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển của văn học dân gian.
12 thể loại văn học dân gian Việt Nam hiện nay
12 thể loại văn học dân gian hiện nay gồm: Truyện ngụ ngôn, truyền thuyết, truyện cổ tích, thần thoại, truyện thơ, chèo, ca dao, tục ngữ, sử thi, truyện cười, câu đố, vè. Cụ thể:
+ Truyền thuyết: Là những câu chuyện truyền miệng kể về truyện tích về nhân vật lịch sử, giải thích về nguồn gốc phong tục địa phương theo quan điểm của nhân dân. Sử dụng biện pháp phóng đại, khoa trương là nghệ thuật phổ biến. Không chỉ vậy, còn có những yếu tố thần kỳ như cổ tích, thần thoại và yếu tố hư ảo.
+ Thần thoại: Là sự tích kể về những vị thần một cách sáng tạo văn hóa, thể giới tự nhiên. Qua đó phản ánh chính xác về nhận thức con người cổ đại về đời sống con người, nguồn gốc trên thế giới.
+ Truyện cổ tích: Thể loại văn học này được dân gian sáng tác có yếu tố hư cầu, gồm cổ tích phiêu lưu, thần kỳ, cổ tích loài vật và cổ tích thế sự. Đây gồm thể loại truyện ngắn, kể về từng nhân vật dân gian hư cấu gồm thần tiên, ông tiên hay yêu thích…Sử dụng bùa mê hoặc phép thuật.
>>> Những truyện ngôn tình về bác sĩ hay mà bạn nên đọc thử
+ Sử thi: Gồm những tác phẩm theo thể tự sự, gồm nội dung hàm chứa các bức tranh rộng, hoàn chỉnh về nhân vật trung tâm và đời sống nhân dân là những dũng sĩ và các anh hùng đại diện cho một thế giới nào đó.
+ Thể loại truyện ngụ ngôn: Là những truyện kể dân gian bằng thơ, văn xuôi, mượn chuyện về cây cỏ, đồ vật và loài vật …theo hình ẩn dụ cho con người. Nhằm nói bóng, nói gió, kín đáo về con người, chuyện đời để nêu lên một bài học luân lý.
+ Truyện cười: Là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng nhưng cũng khá phức tạp. Đây là hình thức gọi bằng những danh từ khác nhau có tác dụng mang lại tiếng cười, lấy tiếng cười để khen, chê, giải trí hoặc mua vui.
+ Câu đố: Thể loại văn học dân gian này nhằm phản ánh sự vật, hiện tượng theo đúng lối nói chệch. Khi sáng tạo ra các câu đố, mọi người sẽ đưa ra chức năng, đặc trưng đối với từng vật cá biệt, tiếp đến sẽ phản ánh thông qua hình tượng hóa và mức độ so sánh.
+ Tục ngữ: Đây là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết những kinh nghiệm, tri thức của nhân vật qua câu nói ngắn gọn, súc tích, dễ ghi nhớ, truyền tải, có nhịp điệu.
+ Ca dao: Gồm các bài thơ ca dân gian Việt Nam truyền miệng qua các câu hát theo nhịp điệu nhất định. Phổ biến nhất là thể thơ lục bát dễ ghi nhớ và học thuộc.
+ Truyện thơ: Chúng được sáng tác qua chữ nôm và đa số được viết theo thể lục bát – là thể thơ quen thuộc nhất của nhân dân.
+ Vè: Là loại tự sự dân gian, theo hình thức văn vần, giàu tính thời sự nhằm phản ánh kịp thời những sự kiện khác quanh đời sống. Đồng thời còn thể hiện được thái độ khen chê của dân gian đối với từng sự kiện đó.
+ Chèo: Là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, thể loại văn học dân gian này phát triển mạnh tại khu vực phía Bắc Việt Nam.
+ Truyện thơ: Thường được sáng tác bằng chữ Nôm, đa số được viết theo thể lục bát, khá quen thuộc với quần chúng.
Bài viết trên đây nhằm tổng hợp thông tin rõ hơn về 12 thể loại văn học dân gian Việt Nam, qua đó giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn. Đừng quên tham khảo bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan nhé. Chúc bạn thành công!