5 Tháng Mười, 2024

Giải đáp: Làm phim hoạt hình học ngành gì tốt nhất?

Để làm được bộ phim hoạt hình là mơ ước của rất nhiều bạn từ khi còn trẻ. Điều này không hề dễ dàng, chắc hẳn nhiều người thắc mắc về “làm phim hoạt hình học ngành gì?” Lời giải đáp sẽ có cụ thể trong bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo.

1. Khái niệm hoạt hình là gì?

Thể loại hoạt hình là việc sử dụng ảo ảnh vốn có trong quan học tạo ra chuyển động của nhân vật. Chuyển động này tạo ra từ chuỗi hình ảnh liên tiếp nhau được chiếu liên tục trong thời gian nhất định.

làm phim hoạt hình học ngành gì tốt nhất
Chọn ngành học liên quan đến phim hoạt hình

Theo đó, hoạt hình được tạo ra từ chuỗi hình ảnh, tranh vẽ tĩnh liên tiếp nhau. Sau đó thì các họa sỹ hoạt hình khéo léo nối chúng lại, chiều nhanh chóng và liên tiếp vào đồ vật, con vật và con người trong loạt hình ảnh chuyển động như trong thế giới thực.

Với tính ứng dụng cao hiện nay thì hoạt hình được áp dụng rộng rãi không chỉ trong ngành giải trí mà còn trong kiến trúc, kỹ thuật và chơi game …

>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại phim hoạt hình hay nhất hiện nay

2. Các thể loại hoạt hình hiện nay

Phim hoạt hình hiện nay được chia thành 4 loại chính gồm:

2.1. Hoạt hình 2D

Hoạt hình 2D ra đời từ khá sớm, khoảng những năm 1880, là một trong các phương pháp của hoạt hình truyền thống. Nghệ thuật này tạo ra những chuyển động trong không gian 2 chiều gồm nhân vật, sinh vật, đồ vật với hình nền. Với những chuyển động được tạo ra dựa vào ảo giác quang học tạo ra bởi bản vẽ riêng lẻ ghép nối với nhau rồi chiếu lại trong khung thời gian nhất định.

Trong lịch sử phát triển của mình thì hoạt hình 2D ban đầu được các họa sỹ vẽ bằng bút chì và giấy, do vậy để cho ra đời thước phim ngắn sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức. Nhờ vào sự phát triển công nghệ thông tin thì hoạt hình 2D hiện nay đã được sản xuất từ các phần mềm kỹ thuật số bao gồm: Toon OpenToonz, Boom Harmony, Pencil 2D, Moho Pro, TupiTube, Synfig Studio, Adobe Animate.

2.2. Hoạt hình 3D

Hoạt hình 3D là quá trình tạo ra hình ảnh chuyển động 3 chiều trong điều kiện môi trường kỹ thuật số. Những thể loại như đồ vật, nhân vật, sinh vật và môi trường trong hoạt hình 3D được tạo ra thông qua phần mềm dành riêng cho chúng. Những chương trình đó cung cấp môi trường điều kiện để tạo ra ảo giác về chuyển động làm cho những đối tượng trở lên sinh động và chuyển động như trong đời thực.

Quá trình này sẽ gồm có 3 phần chính là: mô hình hóa (modeling), kết xuất (rendering), có bố cục và hoạt hình (layout – animation). Mỗi giai đoạn của quá trình đòi hỏi kế hoạch, công việc cụ thể. Thường các họa sĩ 3D sẽ dành thời gian cho quy trình, đảo bảo mô hình phù hợp với mong đợi của khách hàng.

Nhằm tạo ra cảm giác chân thật cho người xem thì hoạt hình 3D trở thành thể loại hoạt hình được ưa chuộng hơn cả. Không chỉ vậy, sự phát triển của công nghệ 3D, thực tế ảo VR/VX, thì hoạt hình 3D còn không ngừng mở rộng và đang khẳng định được vị trí của mình ở nhiều lĩnh vực.

2.3. Hoạt hình tĩnh vật (Stop-motion animation)

Hoạt hình tĩnh vật còn có tên gọi khác là stop-motion animation, tạo ra bằng cách chụp hình từng chuyển động của nhân vật. Sau đó ghép chúng thành bộ phim. Mỗi khung hình là một động tác nhỏ riêng, biệt, chụp chi tiết thì ráp thành bộ phim, các nhân vật có động tác mượt mà. Trong đó đạo diễn sẽ dùng đất sét hoặc silicon để tạo ra nhân vật và khớp nối chúng với nhau.

2.4. Đồ họa chuyển động

Đồ họa chuyển động còn được gọi là Motion graphic, không xuất phát từ nghệ thuật hoạt hình mà từ thiết kế đồ họa qua những phần mềm hỗ trợ tạo nên chuyển động như Adobe After Effects.

Bởi vậy, khi nhắc đến thể loại này thì người ta thường nghĩ đến những logo, video chuyển động đưa thông tin hay đoạn giới thiệu đầu phim, kênh Youtube, … nhiều hơn là bộ phim hoạt hình.

Với đồ họa chuyển động có nội dung, cốt truyện hay câu chuyện được truyền tải rõ ràng thì được xem là thể loại phim hoạt hình. Không chỉ vậy, thể loại này đang được ưa chuộng bởi có chi phí sản xuất phù hợp và quá trình làm đơn giản.

3. Học ngành gì để làm phim hoạt hình?

Học ngành gì để làm phim hoạt hình? Câu hỏi này đang được nhiều người đặt ra trên các hội nhóm. Thực tế hiện nay có hàng chục bộ phim hoạt hình ra đời, mang đến tiếng vang lớn khó quên như Ratatouille – Chú chuột đầu bếp, Kung Fu Gấu Trúc – Kung Fu Panda, Nữ Hoàng Băng Giá – Frozen, Finding Dory – Đi Tìm Dory, Bí Kíp Luyện Rồng – How To Train Your Dragon, … Chỉnh bởi vậy mà rất nhiều bạn trẻ đam mê, theo đuổi con đường làm phim hoạt hình chung với hoạt hình 3D riêng.

làm phim hoạt hình học ngành gì tốt nhất1
Phim hoạt hình có giá trị về tinh thần rất lớn

Phần lớn là do ngành này còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chưa có nhiều nơi giảng dạy về ngành này. Bởi vậy, sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm uy tín học.

Dẫu vậy nhưng cũng không phải không có trường đào tạo ngành này. Ở việt Nam còn có 2 hình thức để bạn lựa chọn. Việc học tại trường đại học hay tại các viện thiết, trung tâm uy tín bên ngoài đều khá ổn. Tùy vào khả năng thì bạn có thể lựa chọn hình thức du học tại các quốc gia trên thế giới để hoàn thiện kỹ năng cho bản thân.

>>> Xem thêm: Top 10 bộ phim hoạt hình hay nhất thế giới hiện nay

Để theo đuổi đam mê này thì không nhất thiết bạn phải học đúng ngành làm phim hoạt hình. Thay vào đó, để tạo ra một tác phẩm hoàn hảo thì đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Yêu cầu có cả 1 team đến cả trăm người với nhiều vai trò quan trọng khác nhau.

Bởi vậy, để thực hiện ước mơ của mình thì bạn có thể theo học ngành liên quan để tham gia team làm phim hoạt hình như nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn…

Nói đến đây thì nhiều người còn rất mơ hồ, vậy cụ thể làm phim hoạt hình học ngành gì? Với phim 3D thì bạn phải có kỹ xảo hoạt hình 3D, điều này cung cấp khá nhiều kiến thức với kỹ năng để bạn làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong phim hoạt hình như:

  • Cố vấn nghệ thuật
  • Chuyên viên Kỹ xảo Hoạt hình 3D
  • Họa sĩ Hoạt hình 3D
  • Chuyên viên gắn xương nhân vật, môi trường 3D
  • Chuyên viên diễn hoạt nhân vật, môi trường 3D
  • Họa sĩ Kỹ xảo Hoạt hình 3D
  • Giám đốc sản xuất phim hoạt hình
Rate this post