X

Những điều cha mẹ nên hiểu về tâm lý trẻ em tuổi học đường

Lứa tuổi học đường (hay tuổi vị thành niên) là lứa tuổi có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng về tâm sinh lý, tự bên trong trẻ xáy ra sự mất cân bằng rất lơn mà nếu chúng ta không hiểu và thông cảm thì rất có thể sẽ dẫn đến mâu thuẫn cũng như hậu quả đáng tiếc. Để cha mẹ có thể nắm bắt tâm lý của lứa tuổi nay, bài viết xin chia sẻ những điều cha mẹ nên hiểu về tâm lý trẻ em tuổi học đường.

Tâm lý trẻ ở tuổi học đường

+Những trẻ em ở tuổi học đường thường có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn hiện thực. Trẻ thường tự cho mình là “trung tâm vũ trị”, là nhân vật quan trọng nhất, thích thổi phồng những khả năng của mình. Chính vì tâm lý đó mà những quyết định của trẻ ít dẫn đến thành công, những xích mích nhỏ nhặt cũng có thể làm trẻ đau khổ dẫn đến những hành vi nông nổi.

+ Tình bạn với trẻ vị thành niên rất quan trọng. Bạn thân như “cái tôi thứ hai” của trẻ. Các em chú ý đến cả phẩm chất, sự thông minh, vốn kiến thức rộng của người bạn chứ không đơn thuần là kết quả học tập.

Khi đã tin tưởng, trẻ sẵn sang thổ lộ hết nội tâm, những suy nghĩ thầm kín nhất cho bạn mình. Vì thế, những bậc cha mẹ cần thường xuyên quan tâm đến bạn của con và những hoạt động chung của trẻ.

+Giai đoạn này, trẻ thường không gắn bó với cha mẹ nhiều như lúc nhỏ, thích khẳng định bản thân. Tuy nhiên, trẻ cũng vẫn luôn cần sự chở che, giúp đỡ của gia đình vì đó chính là điểm tựa vững vàng để trẻ bắt đầu bộc lộ khuynh hướng khẳng định mình thông qua việc tự chọn lựa cách ăn mặc, kiểu tóc, tác phong, những sở thích riêng…giữa trẻ với bố mẹ bắt đầu có khoảng cách.

+Trẻ em ở lứa tuổi học đường thường rất nhạy cảm. Trẻ không còn xem bố mẹ và thầy cô là hình tượng, sự trải nghiệm và kiến thức xã hội chưa có nên sự đánh giá của các em khá cứng ngắc và cực đoan. Những người được đánh giá cao sẽ được tin tưởng, yêu quý và ngược lại.

Tư vấn học đường – một nhu cầu thiết yếu

Công tác tư vấn học đường là một nhu cầu không thể thiếu, đặc biệt là trong xã hội hiện nay.

Nói về vấn đề tâm lý học đường, cô Lan Phương ( Giảng viên trường Cao đẳng Dược) chia sẻ với chúng tôi : Từ trước đến nay, dưới nhãn quan của ngành giáo dục thì hoạt động tư vấn chỉ là việc đưa ra những lời khuyên nhủ, dạy dỗ có tính khích lệ với các em HS, mà để làm điều đó thì chỉ cần có chút kiến thức, biết cách ăn nói, nếu cần “chuyên môn” thì đi học bồi dưỡng vài tháng về kỹ thuật tư vấn là có thể đảm nhận được rồi. Chính vì vậy, không cần thiết phải sử dụng đến các chuyên viên, mà chỉ cần các giáo viên kiêm nhiệm là đủ, nếu không thì có thể sử dụng cả giáo viên tổng phụ trách đoàn, đội cũng xong vì nói chung thì chỉ là những hoạt động mang tính hình thức để báo cáo là đã có “hoạt động tư vấn”.

Bởi vì không nhận thức được tầm quan trọng và có những hiểu biết nhất định về công tác tư vấn tâm lý học đường nên không chỉ khiến cho công tác này phát triển một cách ì ạch trong nhiều năm qua.

Trước tình trạng bạo lực học đường và xâm hại tình dục tuổi vị thành niên ngày càng diễn ra nhiều vì việc tổ chức tư vấn học đường,cung cấp tin tức, bồi dưỡng kiến thức tâm sinh lý cho những em học sinh là đặc biệt cần thiết.

Rate this post
Huy Hùng:
Related Post