18 Tháng Chín, 2024

Tâm lý học đường: Giáo dục trẻ cách chống xâm hại tình dục

Trong thời gian qua, những câu chuyện đau lòng về việc trẻ em bị xâm hại tình dục đang trở thành nỗi lo lắng cho rất nhiều phụ huynh. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần trang bị cho bé những kĩ năng, kiến thức giới tính để bé có thể tự bảo vệ mình trong một số tình huống.

Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay

Hiện nay, tình trạng xâm hại tính dục trẻ em đang có diễn biến phức tạp với những con số đáng báo động. Theo thống kê, trong 5 năm (2012-2016) cả nước ghi nhận 6,7 ngàn vụ xâm hại trẻ em, hơn 8.100 trẻ em trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại, trong đó có hàng tram trẻ em dưới 6 tuổi.

Xâm hại tình dục trẻ em đang ở tình trạng báo động

Theo Tổng Cục Cảnh sát, đối tượng xâm hại tình dục trẻ em hầu hết là những người có cuộc sống bình thường ít ai ngờ tới, có quan hệ gần gũi với nạn nhân và gia đình nạn nhân như người thân, ruột thịt, thầy giáo, hàng xóm…Những đối tượng thường lợi dụng trẻ ở một mình, nơi vắng vẻ, hoặc ở trường học để tấn công, xâm hại.

Hướng dẫn kĩ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em

Từ thực tế trên cho thấy, việc bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục đang là vấn đề nan giải chưa tìm được cách khắc phục. Chính vì vậy, để bảo vệ con em của mình thì những bậc phụ huynh cần dạy trẻ những kĩ năng phòng chống xâm hại để trẻ có thể tự bảo vệ mình.

Giáo dục giới tính cho trẻ

Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất chính là việc cha mẹ cần dạy cho trẻ kiến thức về giới tính và những vùng nhạy cảm trên cơ thể như là miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông. Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết.

Do các con còn bé, non nớt và thiếu hiểu biết nên nhiều khi bị lạm dụng và xâm hại tình dục nhưng các con không thể nhận biết được tính nghiêm trọng của vấn đề. Vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn và dạy cho các con biết về vùng nhạy cảm trên cơ thể là của riêng các con.

Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm

Dạy trẻ cách không cho người lạ đụng chạm vào cơ thể

Cha mẹ nên dạy trẻ cách bảo vệ, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve, sờ mó vào vùng nhạy cảm ấy. Bạn có thể đưa ra các tình huống và giúp cho con hiểu, lựa chọn phương án nào là phù hợp nhất như việc từ chối, phản ứng lại hay về mách bố mẹ khi gặp những người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Dạy trẻ quy tắc bàn tay giao tiếp

Cha mẹ cần dạy bé biết quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi ngón tay là 1 quy tắc) sau đây:

– Ôm hôn (ngón cái): Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như: anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà.

– Khoác tay, nắm tay với họ hàng, thầy cô, bạn bè (ngón trỏ).

– Bắt tay khi gặp người quen biết (ngón giữa).

– Vẫy tay nếu gặp người lạ (ngón áp út).

– Xua tay (ngón út) để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật.

Dạy trẻ cách chạy và tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác

Bên cạnh những kiến thức về giới tính thì bạn cũng nên dạy trẻ cách “chạy thoát thân” khi bị kẻ xấu khống chế. Cha mẹ có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc vùng vẫy, giãy giụa và hét thật to, cầu cứu người xung quanh để nhờ trợ giúp.

Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể dạy trẻ cách tựbảo vệ để tránh xâm hại tình dục. Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết về học đường qua chuyên mục nhịp sống học đường của chúng tôi.

                                                                                                ( Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM sưu tầm)

Rate this post