Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thống kê của năm học 2016-2017, cả nước có hơn 55.000 giáo viên hệ mầm non làm việc theo dạng hợp đồng ngoài biên chế nhà nước. Như vậy, theo nghị đinh 06 mới đây của Chính phủ thì giáo viên Mầm non có cơ hội được tăng lương, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Giáo viên hợp đồng được xếp lương viên chức
Theo đó, đây là nội dung được chú trọng nhất của Nghị quyết số 06/2018/NĐ-CP về quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa với trẻ em bậc mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên ngạch mầm non vừa được Chính phủ ban hành cách đây không lâu.
Một vị đại diện Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết theo Nghị định mới, các giáo viên mầm non bao gồm cả phó hiệu trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở các trường mầm non công lập, nếu có đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng 4 trở lên thì sẽ được ký hợp đồng lao động.
Ngoài ra các giáo viên mầm non thuộc viên chức còn được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành giống các giáo viên mầm non hệ công chức trong các trường giáo dục mầm non hệ công lập. Theo đó, thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động, được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng đã ký.
Như vậy, theo quy định các GVMN có đủ tiêu chuẩn như bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên, có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc, đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, theo quy định đều được hưởng chế độ như công chức nhà nước.
Vị đại diện Vụ giáo dục mầm non cho biết thêm, theo báo cáo của các địa phương, hiện nay vẫn còn một bộ phận lớn GVMN làm việc theo diện hợp đồng lao động hay nói khác là ngoài biên chế nhà nước. Thống kê của năm 2016-2017 cho thấy, tổng số GVMN toàn quốc là 300.000 người. Trong đó, giáo viên ngoài biên chế là 102.000 người. Trong số này, khu vực ngoài công lập là 50.000 người, khu vực công lập là 54.100 người. Như vậy tính trên cả nước hiện có trên 55.000 giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập vẫn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, chưa được tuyển dụng vào viên chức, được hưởng mức lương xứng đáng.
Nguyên nhân của tồn tại bất cập này là do một thời gian dài, hệ thống trường mầm non chủ yếu là loại hình bán công, gắn với các hợp tác xã, xí nghiệp, công ty… Các giáo viên chỉ hưởng lương theo công tính điểm hoặc từ nguồn kinh phí của phụ huynh đóng góp. Theo đó, thực hiện Luật Giáo dục năm 2005 thì các trường mầm non bán công chuyển dần sang loại hình trường công lập, dân lập và tư thục. Khi chuyển đổi các loại hình trường, giáo viên mầm non trong các trường công lập được tuyển dụng vào viên chức. Tuy nhiên, do chỉ tiêu biên chế còn rất ít nên số lượng giáo viên được tuyển dụng vào viên chức không được nhiều.
Nhiều năm qua, câu chuyện về đời sống của giáo viên và đặc biệt giáo viên mầm non, vì lương quá thấp so với công sức bỏ ra là vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục. Chịu rất nhiều áp lực, trong khi nhận về đồng lương còm cõi, chính vì thế nhiều GVMN không đủ trang trải cuộc sống, thậm chí nhiều người phải nghỉ việc để đi tìm công việc khác. Với hệ số 1,86 nhiều giáo viên trẻ mới ra trường, chỉ có mức lương hơn 3 triệu đồng, còn giáo viên sắp nghỉ hưu cũng chỉ nhận được hơn 5 triệu đồng/tháng. Vì vậy chế độ chính sách mới cũng góp phần tăng thêm động lực cho các giáo viên mầm non đang đứng lớp.