13 Tháng Mười Một, 2024

Giải đáp thắc mắc cây xạ đen có mấy loại?

cây xạ đen có mấy loại

Hiện nay, có một số loại cây gần giống với cây xạ đen khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn và thắc mắc cây xạ đen có mấy loại? Hãy tìm hiểu về loại thảo dược có công dụng chữa bệnh trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về cây xạ đen trong Đông y

Xạ đen là loài cây thuộc họ Celastraceae, tên khoa học là Celastrus hindsii. Loại cây này còn có tên gọi khác là bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, dây gối, quả nâu… Trong Đông y, xạ đen có vị đắng nhạt, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị mụn nhọt, giảm tiết nhiệt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, cây xạ đen còn hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ; hỗ trợ điều trị cao huyết áp và giúp cải thiện giấc ngủ, trị suy nhược thần kinh, tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa và chữa trị chứng hoa mắt chóng mặt… Không chỉ vậy, cây xạ đen cũng có tác dụng thông kinh, lợi tiểu, mát gan mật và giúp cơ thể loại trừ độc tố.

cây xạ đen có mấy loạiGiải đáp thắc mắc cây xạ đen có mấy loại?

Xem thêm: Tìm hiểu về cây xạ đen có tác dụng gì trong điều trị bệnh?

Cách sử dụng cây xạ đen để làm thuốc:

+ Bộ phận dùng: chủ yếu là thân, cành và lá. Bên cạnh đó, quả xạ đen vẫn có giá trị sử dụng.

+ Thu hái: Thông thường, người ta thu hái cây xạ đen khi lá đã chuyển màu xanh. Không dùng lá và thân cây còn quá non. Thu hái quả khi quả đã chín vàng.

+ Chế biến: Cây xạ đen thường được chế biến thành nhiều bài thuốc điều trị bệnh, có thể dùng cây ở dạng tươi hoặc phơi khô, sao vàng… Quả xạ đen có thể dùng để ngâm rượu xạ đen.

+ Bảo quản: Phơi khô là cách giúp lưu trữ và bảo quản cây xạ đen tốt nhất để có thể sử dụng dần dần. Sau khi phơi khô thân, lá cây cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh để xạ đen phơi khô ở nơi ẩm thấp.

2. Cây xạ đen có mấy loại?

Cây xạ đen chỉ có một loại, tuy nhiên có một số cây xạ cùng họ có hình dáng và đặc điểm gần giống với xa đen như cây xạ vàng, xạ đỏ, xạ trắng… Điều này khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn và thắc mắc có mấy loại cây xạ đen? Do đó, bạn cần phải nắm rõ đặc điểm của cây xạ đen để tránh nhầm lẫn.

Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, thường mọc thành từng khóm và rất dễ sinh trưởng. Thân cây dạng dây dài từ 3 – 10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau một thời gian chuyển sang màu nâu, có lông và về sau có màu xanh. Phiến lá cây hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa và phần cuống lá dài 5-7mm. 

Cây xạ đen thường ra hoa tháng 3 – 5 và đậu quả tháng 8 – 12. Phần hoa của lá nhỏ và mọc ở đầu cành với đường kính từ 4 – 6 cm. Quả của cây là quả hạch khi chín có màu cam hoặc màu đỏ với đường kính từ 3 – 4mm.

Tại Việt Nam, cây xạ đen thường mọc ở các vùng đồi núi có độ cao trên 1000 – 1500 mét như: Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Phú Thọ, rừng quốc gia Ba Vì, Gia Lai, Thừa Thiên Huế… Tuy nhiên, theo nghiên cứu của y học hiện đại, cây xạ đen được trồng tại địa bàn tỉnh Hòa Bình sẽ cho chất lượng tốt hơn so với các tỉnh khác. 

cây xạ đen có mấy loạiGiải đáp thắc mắc cây xạ đen có mấy loại?

3. Phân biệt cây xạ đen và xạ vàng khi phơi khô

Cây xạ đen khi phơi khô lên thường rất khó phân biệt với cây xạ vàng. Để biết được cây xạ đen, bạn có thể nhận biết theo các dấu hiệu sau:

– Cây xạ vàng: Lá cây xạ vàng khi phơi khô rất giòn và dễ bị vụn nát, khi ngửi có mùi ngai ngái. Bên cạnh đó, xạ vàng có phần thân rỗng, có màu trắng và nhạt, khi ngửi thân phơi khô sẽ không thấy có mùi vị gì.

– Cây xạ đen: Lá xạ đen khi phơi khô có mùi thơm nhẹ, lá không bị giòn và vụn nát như xạ vàng. Phần thân cây xạ đen khi phơi khô có mùi thơm nhẹ và vẫn có sắc đen do nhựa cây chảy ra ở vân gỗ.

4. Lưu ý khi sử dụng cây xạ đen hàng ngày

Nhiều người thường sử dụng kết hợp giữa lá và thân xạ đen trong các bài thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự tư vấn của các chuyên gia y tế về cách dùng, liều dùng và phù hợp với thể trạng.

Các đối tượng không nên sử dụng cây xạ đen:

– Người bị huyết áp thấp: Với người huyết áp thấp không nên sử dụng, bởi có thể gây hoa mắt, chóng mặt.

– Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi: Những trường hợp này nên sử dụng cây xạ đen khi có chỉ định của bác sĩ.

– Người bị suy thận: Do cây xạ đen có thể hạ huyết áp, nên những trường hợp bị suy thận không nên sử dụng vì sẽ gây áp lực lên thận, gây khó khăn hơn trong việc lọc thận.

Với người bình thường, lấy 100g thân và lá xạ đen đem rửa sạch sau đó đem đun với 1,5 – 2 lít nước đun sôi khoảng 5-10 phút sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày. Không nên sử dụng lại nước xạ đen qua đêm bởi dễ bị ôi thiu và hỏng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tốt nhất là dùng trong ngày theo nhu cầu sử dụng của bản thân.

Trong quá trình uống nước cây xạ đen các bạn cần lưu ý không nên sử dụng một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… bởi sẽ làm mất đi chất trong cây xa đen.

Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)