5 Tháng Mười, 2024

[Góc hỏi đáp] Ngành quản lý giáo dục là gì?

Ngành quản lý giáo dục là gì? Ngành quản lý giáo dục thi khối nào? Học ngành quản lý giáo dục ra làm gì? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Ngành quản lý giáo dục là gì?

Ngành quản lý giáo dục là một ngành khoa học quản lý, những nghiên cứu sẽ được thực hiện dựa trên nền tảng của lĩnh vực khoa học quản lý nói chung. Bài viết này sẽ đề cập đến khái niệm của ngành giáo dục là gì trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà cơ sở của hệ thống giáo dục đó chính là các trường học. Vậy ngành quản lý giáo dục là gì? Hãy cùng nghe ý kiến từ các chuyên gia nhé!

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì quản lý giáo dục được hiểu là:

“Là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái chất lượng mới về chất.”

Ngành quản lý giáo dục là gì?

Theo tác giả M.I.Kônđacôp thì khái niệm quản lý giáo dục được hiểu:

“Là một tác động có tính hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích cụ thể của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau cho đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trường).”

Theo tác giả Phạm Minh Hạc quản lý giáo dục có nghĩa là:

“Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất.”

Qua những ý kiến của các tác giả ta có thể hiểu ngành quản lý giáo dục chính là một hệ thống những tác động có ý thức. Chúng sẽ phù hợp với quy luật của các chủ thể quản lý đối với các cấp độ khác nhau. Chúng sẽ áp dụng theo đúng quy luật ở tất cả những khâu hệ thống để có thể đảm bảo được các cơ quan trong hệ thống giáo dục có thể vận hành một cách bình thường, chất lượng. Qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã biết ngành quản lý giáo dục là gì rồi chứ.

>>> Xem ngay: Thông báo tuyển sinh Thạc sĩ Quản lý Giáo dục tại Đắk Nông để có những thông tin chính xác nhất nhé!

Ngành quản lý giáo dục thi khối nào?

Như chúng ta có thể thấy ngành quản lý giáo dục là một trong những ngành học có tổ hợp môn xét tuyển rất đa dạng. Ngành quản lý giáo dục thi khối nào việc này còn phụ thuộc vào trường mà bạn đăng ký xét tuyển.

Mỗi trường sẽ có hình thức xét tuyển và môn xét tuyển riêng cho ngành quản lý giáo dục. Tuy nhiên, nhìn chung các trường đại học, cao đẳng, trung cấp xét tuyển ngành quản lý giáo dục theo tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán-  Vật lý- Hóa học
  • A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn – Địa lý – Lịch sử
  • D01: Ngữ văn- Toán- Tiếng Anh
  • D03: Ngữ văn- Toán- Tiếng Pháp

Đối với chương trình học thạc sĩ ngành quản lý giáo dục các bạn thí sinh sẽ phải trải qua 3 môn thi bắt buộc đó là:

  • Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh
  • Môn chủ chốt của ngành: Giáo dục học
  • Môn chuyên ngành: Khoa học quản lý giáo dục

Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy ngành quản lý giáo dục xét tuyển ở nhiều tổ hợp môn khác nhau. Sự đa dạng này đã đem đến nhiều cơ hội chọn lựa cho các thí sinh. Với những thông tin trên bạn đã có câu trả lời cho vấn đề: “Ngành quản lý giáo dục thi khối nào?” rồi chứ!

Học ngành quản lý giáo dục ra làm gì?

Học ngành quản lý giáo dục ra làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục ra trường có thể đảm nhận các công việc dưới đây:

  • Đảm nhận công việc chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục
  • Đảm nhận công việc của: Chuyên viên phòng đào tạo, phòng thanh tra giáo dục, Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, Chuyên viên văn phòng,…
  • Đảm nhận công việc của chuyên viên phụ trách công tác giáo dục, văn hóa,  trong các cơ quan chính quyền các cấp và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
  • Nếu kết quả học tập của bạn cao bạn có thể làm giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên phạm vi cả nước
  • Đảm nhận công việc của các cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về quản lý giáo dục.
  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên,….

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành quản lý giáo dục. Hãy cân nhắc để đưa ra quyết định tốt nhất nhé!

Rate this post