Những điều cần biết khi học Trung cấp Luật
Cùng với sự phát triển của xã hội thì ngành Luật cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Không chỉ ngành Luật hệ Đại học, Cao đẳng mà ngành Luật hệ Trung cấp cũng được không ít bạn trẻ quan tâm. Vậy học Trung cấp Luật là ngành nghề như thế nào, ra làm gì và nên học ở đâu?.
Trung cấp Luật là ngành nghề như thế nào?
Ngành Luật ngày càng phát triển mạnh mẽ và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống hiện nay. Các vấn đề xã hội nảy sinh đồng thời với sự phát triển của ngành Luật để giải quyết các vấn đề đó. Hầu như các công ty, cơ quan, tổ chức,… đều cần tới chuyên viên tư vấn pháp luật hoặc phòng luật. Ngành Luật đã trở thành ngành nghề phổ biến và cần thiết trong xã hội hơn bao giờ hết.
Học trung cấp Luật là các ngành nghề có liên quan đến pháp luật
Trung cấp Luật là một khái niệm tương đối dùng để chỉ các ngành nghề có liên quan đến pháp luật đang được đào tạo tại hệ Trung cấp. Đây là ngành nghề ngày càng có nhiều bạn trẻ theo đuổi bởi tính thực tiễn cùng những đóng góp cho xã hội của ngành nghề này. Đây cũng là ngành nghề có cơ hội việc làm rộng mở.
Trung cấp Luật gồm các chuyên ngành về luật:
- Ngành Pháp luật
- Ngành Luật Hành chính
- Ngành Luật Dân sự
- Ngành Luật Hình sự
- Ngành Luật Kinh tế
Tuyển sinh học Trung cấp Luật ra sao?
Nếu yêu thích ngành Luật, bạn có thể tuyển sinh trực tiếp vào các trường Trung cấp Luật hoặc tuyển sinh vào hệ Trung cấp trong các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.
- Đối tượng tuyển sinh:
Điều kiện tuyển sinh vào Trung cấp Luật chỉ cần bạn đã tốt nghiệp THCS trở lên.
- Phương thức tuyển sinh:
Hệ Trung cấp Luật tuyển sinh bằng phương thức xét học bạ. Với phương thức tuyển sinh này, bạn không cần quá lo lắng về việc thi tuyển mà thay vì đó, bạn sẽ có thời gian nhiều hơn để chuẩn bị cho hành trình mới.
- Thời gian học: Từ 8 tháng tới 36 tháng.
Bạn sẽ học gì tại Trung cấp Luật?
Tại hệ Trung cấp Luật, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức chung về các môn khoa học cơ bản cũng như những kiến thức chuyên sâu của ngành Luật: về thực tiễn pháp lý, về pháp luật kinh doanh,…
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đào tạo những kĩ năng phục vụ cho nghề nghiệp như: kĩ năng đàm phán, kĩ năng soạn thảo hợp đồng, các văn bản pháp lý,.. Ngoài ra, bạn sẽ được trang bị những kĩ năng mềm cần thiết khác để hỗ trợ cho hoạt động nghề nghiệp.
Với những kiến thức và kĩ năng được trang bị như trên thì học Trung cấp Luật ra làm gì?
Cơ hội nghề nghiệp ngành Trung cấp Luật
Bên cạnh những thông tin tuyển sinh, về chương trình đào tạo hay học Trung cấp Luật ở đâu tốt,… thì cơ hội nghề nghiệp khi học Trung cấp Luật là điều mà cả các bạn thí sinh và phụ huynh đều thắc mắc hơn cả.
Cơ hội việc làm ngành Trung cấp Luật khá rộng mở
>>>Tham khảo thêm về ngành nghề tại trung cấp luật BMT
Pháp luật ngày càng có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống. Rất nhiều các cơ quan, trung tâm, các tổ chức xã hội hay tổ chức phi chính phủ,… cần sự hỗ trợ của người có hiểu biết pháp luật. Chính vì vậy, những người hoạt động trong ngành nghề này luôn được mọi người quý trọng và có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, linh hoạt.
Tốt nghiệp Trung cấp Luật, bạn có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức xã hội – chính trị trong và ngoài nước như:
- Tại các Viện kiểm soát, Tòa án,.. từ cấp địa phương tới Trung ương.
- Cán bộ tại các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân từ cấp xã,.. hoặc các cơ quan như Hải quan, cơ quan thuế, cửa khẩu, sân bay,..
- Nhân viên tại các công ty tư vấn luật, tại văn phòng công chứng hoặc văn phòng Luật,.. bạn cũng có thể tự mình mở các văn phòng hay công ty có liên quan đến pháp luật khi đã có đủ kiến thức, kinh nghiệm và năng lực.
- Nhân viên tư vấn pháp luật tại trường học, công ty, tổ chức, doanh nghiệp,..
Bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về học Trung cấp Luật. Hi vọng những thông tin này không chỉ giúp bạn hiểu hơn về ngành Luật mà còn là cơ sở để bạn có thể chọn cho mình ngành nghề phù hợp với bản thân.