27 Tháng mười một, 2024

Tìm hiểu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ

truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ

Từ lâu, truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ là một câu chuyện nổi tiếng thế giới và đã rất quen thuộc với các thế hệ thiếu nhi. Hãy đọc truyện và tìm hiểu bài học ý nghĩa trong bài viết dưới đây nhé.

Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ

Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.

Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:

– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạp nhất.

Rùa ngẩng lên, đáp:

– Tôi tập chạy cho khỏe.

Thỏ nói:

– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.

Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:

– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.

Thỏ phá lên cười, bảo rằng:

– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!

Rùa nói chắc nịch:

– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!

Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:

– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy.

Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.

Thỏ vẫn ngạo nghễ:

– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!

Biết mình chậm chạp, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh.

Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.

Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.”

Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi.

Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.

truyện ngụ ngôn Rùa và thỏTìm hiểu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ

Ý nghĩa và bài học từ truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ

Bài học về sự dũng cảm dám đương đầu với thử thách

Cuộc thi giữa Rùa và Thỏ là cuộc thi không cân sức, bởi chúng ta đều biết Rùa chạy chậm hơn Thỏ rất nhiều và chính Rùa cũng hiểu được điều đó. Tuy nhiên, Rùa đã không quan tâm đến sự mất cân bằng đó mà vẫn chấp nhận lời thách đấu của Thỏ. Bởi đây là cơ hội Rùa được khẳng định bản thân và nỗ lực để dành chiến thắng.

Qua câu chuyện này, ta rút ra được bài học đừng bao giờ sợ hãi chướng ngại vật quá lớn, vì cản trở lớn nhất trên con đường dẫn đến thành công chính là bản thân mỗi người. Khi vượt qua được mặc cảm và tự ti của bản thân có nghĩa là bạn đã chiến thắng chính mình.

Bên cạnh đó, ta cũng cần phải có sự dũng cảm để chiến đấu với những kẻ mạnh hơn mình, có thể họ có tài năng thiên bẩm, nhưng mỗi người đều được thượng đế cho cơ hội để trau dồi bản thân. Vì vậy, chỉ cần có ý chí nghị lực và khát khao được khẳng định bản thân, thì mọi khó khăn cũng sẽ bị ta vượt qua. Cũng như Rùa đã làm được điều không tưởng là chiến thắng thắng Thỏ.

Bài học về đức tính kiên trì, “chậm mà chắc”

Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ cung ca ngợi những người có ý chí, kiên trì, bền bỉ và cần cù. Đồng thời phê phán những kẻ lười biếng, tự cao, kiêu ngạo và xem thường người khác. Rùa trong câu chuyện tượng trưng cho tính ổn định của mỗi người. Mặc dù Rùa không có lợi thế tự nhiên, hay không có tài năng đặc biệt nhưng Rùa hơn những con vật khác ở đức tính kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc và luôn tin vào bản thân mình. Rùa biết rõ mình chạy chậm hơn Thỏ nên đã nỗ lực rất nhiều và cuối cùng đã chiến thắng cuộc đua.

Qua đó, chúng ta rút ra một bài học rất quý giá là chậm mà chắc chắn, ổn định sẽ chiến thắng nhanh mà ẩu đoảng. Chỉ cần chúng ta kiên trì, không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ thành công. Cuộc sống không bao giờ công bằng, luôn có những người khi sinh ra đã có những ưu thế hơn người khác và cũng có một bộ phận khác yếu thế. Song “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Có nhiều vĩ nhân đều bắt đầu từ những bước đi chậm chạp như Rùa, song họ biết tin vào bản thân, biết nỗ lực không ngừng nên cuối cùng họ sẽ dành được thành quả xứng đáng.

Bài học về sự chủ quan có thể dẫn tới thất bại

Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng, nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị thất bại bởi chính sự lười biếng, kiêu ngạo, khoe khoang của mình. Còn những người điềm tĩnh, nhiệt huyết và bền chí có thể sẽ chiến thắng được những người có ưu thế hơn.

Tự tin là một đức tính tốt, nhưng nếu tự tin thái quá sẽ thành chủ quan, khinh địch thì sẽ đem lại nhiều tác hại. Những người tài giỏi nhưng lười biếng, khoe khoang thì dễ dàng bị ngủ quên trong vọng tưởng của bản thân, kéo bản thân đi lùi về phía sau, thua cả những kẻ yếu thế hơn mình rất nhiều.

Thỏ trong câu chuyện là một ví dụ. Thỏ tượng trưng cho sự nhanh nhẹn, tháo vát, cho tài năng thiên bẩm không cần luyện tập cũng có thể hơn hẳn rất nhiều người. Tuy nhiên, vì quá tự tin coi thường đối thủ mà dẫn tới thua cuộc.

Câu chuyện cho chúng ta lời khuyên, dù nhanh mà chủ quan thì chắc chắn sẽ thua cuộc. Cần phải có sự tỉnh táo và không ngừng vươn lên, cũng như cần có sự khiêm nhường luôn biết phấn đấu, không nên tự cao tự đại cũng như khoe khoang.

truyện ngụ ngôn Rùa và thỏTìm hiểu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ

Câu chuyện Sên chạy thi với Thỏ

Phần 1: Thỏ nâu coi thường Sên

Ở giữa một khu rừng già, có một cái hồ rộng, mặt nước trong veo. Ven bờ cỏ mọc xanh tươi, hoa nở bốn mùa. Họ hàng nhà Sên đang sống yên vui thì một hôm Thỏ nâu đến quấy rối. Thỏ nghịch làm cho hoa cỏ nát như. Lăn lộn chán trên bờ, nó lại hất đất, sỏi xuống hồ khiến nước đục ngầu.

Thấy động, Sên già lên tiếng trách móc Thỏ:

– Sao bác lại đến phá chỗ chúng tôi ở thế?

Thỏ nâu hách dịch, quát bảo:

– Chú im ngay đi! Yếu như Sên mà còn đòi giữ hồ nước à? Liệu có đủ sức cùng ta thi chạy ba vòng quanh hồ này không? Thua thì đừng có hòng ở lại mảnh đất này nữa!

Bị Thỏ nâu coi thường, Sên già tức lắm. Chợt Sên nghĩ ra một mẹo, bèn thủng thỉnh đáp:

– Được, bác đã thách thì chúng tôi xin nhận vậy.

Thỏ tin chắc là mình sẽ thắng, vội vã giục luôn:

– Thế thì thi ngay đi!

– Khoan, bây giờ đã chiều rồi. Sáng mai, bác lại đây, chúng ta cùng thi.

Phần 2: Sên chạy thi với Thỏ

Sáng hôm sau, sương đêm còn ướt đẫm hoa cỏ ven hồ, Thỏ nâu đã đến gọi Sên để chạy thi. Nghe tin có cuộc thi kỳ lạ, muông thú trong rừng tấp nập rủ nhau đến xem. Gà rừng gáy lên một hồi dài, báo tin cuộc thi sắp bắt đầu. Chú Sóc chạy đi chạy lại để giữ trật tự. Chuẩn bị xong xuôi, chú nhảy lên trên hòn đá cao ven đường vẫy đuôi ra hiệu cho Thỏ và Sên cùng chạy.

Nhưng Thỏ nâu khinh thường không chịu chạy ngay. Thấy Sên già khom lưng cặm cụi leo dốc. Thỏ nâu bật cười khanh khách. Chơi đùa chán chê một lúc rồi Thỏ nâu mới chạy một hơi vòng quanh hồ. Nhìn trước nhìn sau không thấy Sên đâu, Thỏ lên tiếng hỏi:

– Sên đâu rồi?

Thì ngay từ lùm cây trước mặt, chú Sên chạy ra, vẫy cái râu trả lời:

– Sên đây rồi!

Giật mình đánh thót một cái, Thỏ cụp tai lại, chạy miết một hơi. Liệu đã xa, Thỏ chạy chậm lại, lên tiếng hỏi:

– Sên đâu rồi?

Ngay từ một bụi cây trước mặt, chú Sên chạy ra, vẫy vẫy cái râu trả lời:

– Sên đây rồi!

Thấy thế, Thỏ tức lắm. Tuy đã mệt nhoài, nhưng Thỏ cũng cố gắng dồn hết sức chạy một hơi nữa, Thỏ mới ngừng lại, chân cẳng rã rời, vừa thở hổn hển vừa cất tiếng hỏi:

– Sên… đâu… rồi…?

Ngay từ bụi cây trước mặt, một chú Sên vẫy vẫy cái râu trả lời:

– Sên đây rồi!

Phần 3: Thỏ chịu thua Sên

Vừa mệt, vừa xấu hổ, Thỏ nâu lủi thủi định rút khỏi khu rừng thì Sên già gọi lại:

– Này bác Thỏ ơi, chúng tôi tuy thắng bác thật đấy, nhưng mời bác cứ ở lại đây chơi với chúng tôi, miễn là bác đừng có phá phách như trước nữa là được!

Thỏ nâu bẽn lẽn nhận lời:

– Thôi thế cũng được. Tôi chịu thua cuộc rồi. Thật không ngờ bác Sên lại chạy nhanh đến thế!

– Ồ có gì lạ đâu! Liệu dùng sức không thắng được bác nên chúng tôi chia nhau ra mỗi người đứng đợi sẵn ở một bụi cây ven đường đón đầu bác đấy thôi!

Nghe rõ mưu trí của Sên già, Thỏ nâu càng mến phục sự thông minh và đoàn kết của họ nhà Sên.

Tổng hợp

Rate this post